Nội dung chính

Tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số” – Ảnh: VGP/HT
Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành chìa khóa giúp Việt Nam vươn mình phát triển. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ: Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là “đột phá ưu tiên hàng đầu” trong mô hình tăng trưởng mới của đất nước.
Cuộc Tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số” do Báo Nhân Dân phối hợp với Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức ngày 19/3 tại Hà Nội đã quy tụ nhiều chuyên gia, doanh nghiệp để tìm ra giải pháp thiết thực nhằm phân tích vai trò của thị trường vốn trong phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Xu hướng đầu tư vào doanh nghiệp công nghệ
Các quốc gia dẫn đầu về công nghệ như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Singapore đều sở hữu thị trường vốn phát triển, cho phép các start-up công nghệ huy động vốn công chúng thông qua chào bán công khai lần đầu (IPO), từ đó tạo ra những “kỳ lân” – các công ty định giá hơn 1 tỷ USD.

Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm – Ảnh: VGP/HT
Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: “Các quốc gia phát triển đã chứng minh rằng một thị trường vốn mạnh mẽ chính là chìa khóa để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ đổi mới sáng tạo và tăng trưởng”.
Thị trường vốn – chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ
Để đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ số, với ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số đạt tầm cỡ quốc tế đến năm 2030 như Nghị quyết số 57-NQ/TW đặt ra, cần có những chính sách đột phá trong thị trường vốn.

Bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế – Tài chính Quốc hội phát biểu – Ảnh: VGP/HT
Bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế – Tài chính Quốc hội, khẳng định: Nghị quyết số 57-NQ/TW đã chỉ rõ rằng thể chế phải đi trước một bước, tạo nền tảng cho đổi mới sáng tạo.
Theo bà Nguyễn Ngọc Anh, Tổng Giám đốc SSI Asset Management, Việt Nam có triển vọng trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài vào công nghệ.
Nhiều thách thức trong việc huy động vốn cần tháo gỡ
Ông Il-Dong Kwon, Giám đốc Điều hành Boston Consulting Group Việt Nam đánh giá cao việc Chính phủ đã có những quyết sách trong việc khuyến khích nguồn lực cho đổi mới sáng tạo.

Ông Il-Dong Kwon, Giám đốc Điều hành Boston Consulting Group Việt Nam đánh giá cao việc Chính phủ đã có những quyết sách trong việc khuyến khích nguồn lực cho đổi mới sáng tạo – Ảnh: VGP/HT
TS Trần Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển Kinh tế số (IDS) phân tích: Cần cho phép doanh nghiệp công nghệ niêm yết mà không bị ràng buộc bởi điều kiện ‘không lỗ lũy kế’.
Đại diện SSI kiến nghị cần linh hoạt điều kiện niêm yết, cho phép doanh nghiệp công nghệ chưa có lợi nhuận tiếp cận vốn dễ dàng hơn để thúc đẩy tăng trưởng.